Khóa Tu Hải Ngoại Đàm Viên
Ý NGHĨA LỄ AN CƯ KIẾT VŨ
Tỳ khưu Thiện Minh
Những năm đầu sau khi đức Thế Tôn thành đạo, những vị tỳ khưu đi hoằng pháp từ làng này sang làng nọ, mùa nào cũng đi, dầu mưa, dầu nắng, rất cực nhọc. Vì sự chu du của các tỳ khưu như vậy nên những ngoại đạo nói rằng: “Đến mùa mưa, chim, kiến còn biết làm tổ để trú mưa, các đệ tử Sa môn Cồ Đàm cứ đi mãi và giậm phải côn trùng”. Đức Thế Tôn dùng huệ nhãn để quán xét, ngài nhận thấy nhân duyên đến, nên ban hành lễ An cư Kiết vũ hằng năm để những người xuất gia hành trì có an lạc. Lý do ngài ban hành An cư là nhằm mục đích duy trì truyền thống chư phật trong quá khứ; với lòng từ bi lớn của người xuất gia trong đối với côn trùng và những chồi non khi mưa đâm chồi nẩy nở; Để người xuất gia có 3 tháng trau dồi thân tâm, phát huy giới định tuệ, trở về sống nội tâm nhiều hơn là ngoại cảnh.
Kiết Vũ tiếng Pali Vasssa, nghĩa mùa mưa. Kiết vũ là mùa mưa an vui- hạnh phúc. Ám chỉ chư tăng tu học tốt. Phật giáo Bắc Tông, sử dụng danh từ phổ thông là An cư Kiết Hạ, mùa hạ, nhập hạ v.v... Để tìm hiểu An cư Kiết vũ, chúng ta cần tìm hiểu một số vấn đề liên quan với luật tạng để thấy tầm quan trọng của mùa An cư Kiết Vũ ( Kiết Hạ)
NGHI THỨC NHẬP HẠ
Thời đức Phật, nhập hạ phải chọn một nơi phải thích hợp, tức là không xa thành thị mà cũng không quá gần thành thị để tiện việc trì bình khất thức và dễ dàng trong việc tu học. Ngày nay nhập hạ phải chọn một trú xứ thích hợp là phải có thầy tốt, bạn hiền, già lam, chùa, tịnh xá thanh tịnh để an vui trong mùa hạ. Sau khi chọn xong, trình báo với người trụ trì để hổ trợ việc nhập hạ của mình cho tốt đẹp, đồng thời thông báo cho phật tử của mình và ở địa phương biết để tùy tâm hổ trợ tinh thần hay vật chất trong suốt mùa Kiết Vũ. Nói một cách cụ thể hơn là hổ trợ cúng dường dâng y Tắm mưa và lễ dâng y kathina theo truyền thống luật tạng quy định, những nghi lễ phải cần có sự cúng dường của đàn na tín thí thì hợp theo lẽ đạo hơn.
Riêng người xuất gia, khi chọn trú xứ thích hợp, phải quét dọn, lau chùi trú xứ cho thật sạch, chuẩn bị nước sử dụng cho chu đáo, quan sát ranh chùa, hay trú xứ cho thật chính xác để bảo đảm mùa kiết vũ an vui và thành tựu phước báu. Tiếp theo, người xuất gia đắp y phục chỉnh tề, lễ phật 3 lạy, lễ bái Tam bảo tóm tắt. Hướng về kim thân đức Phật phát nguyện