GIỚI THIỆU PHÉP THẬP NIỆM KÝ SỐ
Ấn Quang đại sư khai thị:
Nếu niệm Phật tâm khó quy nhất thì nên nhiếp tâm niệm khẩn thiết, tâm sẽ tự có thể quy nhất. Tâm chẳng chí thành, muốn nhiếp tâm cũng chẳng được. Nếu đã chí thành, nhưng vẫn chưa thuần nhất thì hãy nên lắng tai nghe kỹ; chẳng luận là niệm ra tiếng hay niệm thầm, mỗi niệm đều phải từ tâm khởi, tiếng từ miệng thoát ra, âm thanh lọt vào tai (khi niệm thầm, miệng chẳng động, nhưng trong ấy vẫn có thanh tướng). Tâm và miệng niệm được rõ ràng, tách bạch; tai nghe cho rõ ràng, phân minh. Nhiếp tâm như thế vọng niệm sẽ tự dứt.
Nếu sóng vọng tưởng vẫn còn trào dâng thì dùng ngay pháp Thập Niệm Ký Số, dốc toàn bộ sức lực của tự tâm đặt vào mỗi câu Phật hiệu thì vọng muốn khởi cũng chẳng đủ sức. Diệu pháp nhiếp tâm niệm Phật rốt ráo này các vị hoằng dương Tịnh Ðộ trước kia chưa nhắc đến vì căn tánh người thời ấy còn lanh lợi, chẳng cần phải làm vậy vẫn có thể quy nhất. Ấn Quang vì tâm khó chế phục, mới biết cách này mầu nhiệm, càng thực hành càng thấy hiệu nghiệm, chứ chẳng phải là tự tiện nói mò. Xin chia sẻ cùng những người độn căn trong khắp thiên hạ đời sau ngõ hầu vạn người tu, vạn người về.
Pháp Thập Niệm Ký Số vừa nhắc đến đó như sau: Trong khi niệm Phật, từ một câu đến mười câu phải niệm cho phân minh, nhớ số phân minh. Niệm hết mười câu lại niệm từ một câu đến mười câu, chẳng được niệm hai mươi, ba mươi câu. Niệm câu nào nhớ câu nấy, chẳng được lần chuỗi, chỉ dựa vào tâm để nhớ. Nếu thấy khó nhớ cả mười câu thì chia ra làm hai hơi: từ câu thứ nhất đến câu thứ năm và từ câu thứ sáu đến câu thứ mười. Nếu vẫn chưa được, hãy niệm thành ba hơi: từ câu thứ nhất đến câu thứ ba, từ câu thứ tư đến câu thứ sáu, và từ câu thứ bảy đến câu thứ mười. Niệm cho rõ ràng, nhớ cho phân minh, nghe cho rành rẽ, vọng niệm không chỗ chen chân, lâu ngày sẽ tự được Nhất Tâm Bất Loạn.
Phải biết là pháp Thập Niệm này nhiếp vọng giống như pháp Thập Niệm sáng chiều, chỉ có cách dụng công là khác nhau. Pháp Thập Niệm Sáng Chiều coi hết một hơi là một niệm, chẳng luận là số câu niệm Phật nhiều hay ít; còn cách này cứ một câu là một niệm. Cách kia chỉ có thể niệm mười hơi vào mỗi sáng, chiều; nếu niệm đến hai mươi, ba mươi hơi sẽ bị tổn khí thành bệnh. Cách này niệm một câu Phật hiệu, tâm biết là một câu; niệm mười câu Phật hiệu, tâm biết là mười câu. Từ một đến mười, rồi lại từ một đến mười. Suốt ngày niệm mấy vạn câu đều giống như thế. Chẳng những trừ được vọng, lại còn dưỡng thần rất hay. Dù niệm chậm hay nhanh, trọn chẳng trệ ngại. Từ sáng đến tối, không lúc nào chẳng thích hợp.
So với cách lần chuỗi để nhớ số, lợi ích cách xa một trời một vực. Cách nhớ số bằng chuỗi khiến thân mệt, tinh thần động. Cách Thập Niệm Ký Số này khiến thân thong thả, tâm an nhàn. Chỉ những lúc làm việc khó nhớ nổi số thì cứ khẩn thiết niệm. Làm việc xong, lại nhiếp tâm nhớ số thì những ý tưởng lông bông qua lại sẽ theo nhau gom về chuyên chú nơi một cảnh Phật hiệu. Ðức Ðại Thế Chí nói: “Nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối, đắc tam-ma-địa, ấy là bậc nhất”. Kẻ lợi căn chẳng cần bàn đến, còn như bọn độn căn ta bỏ cách Thập Niệm Ký Số này lại mong “nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối” thật khó khăn lắm thay!
Lại phải nên biết rằng cách nhiếp tâm niệm Phật này chính là pháp vừa cạn vừa sâu, vừa Tiểu vừa Ðại, chẳng thể nghĩ bàn! Chỉ nên ngửa tin lời Phật, chớ vì mình chưa hiểu đến nơi đến chốn bèn sanh ngờ vực, đến nỗi thiện căn nhiều kiếp do đây phải mất, chẳng thể tự rốt ráo đạt được lợi ích, thật là đáng buồn!
Chỉ nên lần chuỗi niệm Phật trong hai lúc: đi hoặc đứng. Nếu tịnh tọa dưỡng thần, do tay động tinh thần chẳng thể an, lâu ngày thành bệnh. Pháp Thập Niệm Ký Số này, đi, đứng, nằm, ngồi đều thực hành được cả, nhưng lúc nằm chỉ nên niệm thầm, chẳng được niệm ra tiếng. Nếu niệm ra tiếng thì một là chẳng cung kính, hai là bị tổn khí. Hãy nhớ kỹ, nhớ chắc!
Hướng dẫn lễ Phật theo chùa Đức Viên
Để bắt đầu lễ ký số, trong chánh điện chúng ta có hai nhóm, Nhóm bên phía tay trái và nhóm bên phía tay phải.
* Khi NHÓM BÊN TRÁI ĐỨNG NIỆM 10 CÂU/ NHÓM BÊN PHẢI QUÌ LẮNG NGHE và Ngược lại (theo chỉ dẫn dưới đây)
* Sau khi niệm hương khai kinh, tụng Kinh Lăng Nghiêm Chương Niệm Phật của Đại Thế Chí, và Tán Phật xong.
Vị chủ lễ đọc lời Chư Tổ dạy:
Thật vì sinh tử, phát lòng Bồ Đề, dùng tín nguyện sâu, trì danh Hiệu Phật. Khi Niệm Phật mà tâm không được chuyên nhất, là vì nghiệp chướng còn sâu nặng, hãy nên chí thành trì danh hiệu Phật, niệm khởi từ tâm, tiếng phát ra từ miệng, âm thanh lọt vào tai, lắng nghe từng chữ, từng câu thật rõ ràng, ghi nhớ từ danh hiệu Phật thứ nhất tới danh hiệu thứ mười, rồi trở lại, từ một đến mười, xin đại chúng nhiếp tâm lễ Phật.
* Bắt đầu, tất cả cùng đứng dậy y áo chỉnh tề, xong nhóm bên tay trái đứng niệm trước, khi nhóm bên tay trái bắt đầu niệm thì nhóm bên tay phải quỳ lạy xuống, và giữ tư thế quỳ lạy đầu mặt sát đất, cho đến hết câu thứ 3, tới đầu câu thứ 4 thì bắt đầu nghẩng đầu lên, (mọi người vẫn trong tư thế quỳ) và lắng nghe cho đến hết câu thứ tám, đầu câu thứ chín thì đứng lên nghiêm chỉnh, chờ khi nhóm bên trái vừa dứt câu thứ mười, thì nhóm bên phải niệm tiếp ngay sau đó, và đứng niệm 10 câu.
Lúc đó, nhóm bên trái vừa niệm xong 10 câu thì lạy xuống, và giữ tư thế quỳ lạy, đầu mặt sát đất cho đến hết câu thứ 3, đầu câu thứ 4 thì ngẩng đầu lên (mọi người vẫn trong tư thế quỳ) và lắng nghe cho đến hết câu thứ tám, đầu câu thứ chín thì đứng lên nghiêm chỉnh, chờ khi nhóm bên phải vừa dứt câu thứ mười, thì niệm tiếp ngay sau đó, và bắt đầu đứng niệm 10 câu.
Bây giờ nhóm bên phải sau khi niệm xong 10 câu thì lạy xuống và nhóm bên trái tiếp tục niệm kế tiếp, như đã hướng dẫn ở trên.
Như vậy mỗi lần niệm 10 câu, bên đứng niệm thì bên quỳ lắng nghe, sau 10 câu thì đổi tư thế: đứng /quỳ và cứ như thế tiếp tục.
-
Đến khi nghe 3 tiếng chuông thì ngưng và theo quý sư làm lễ
Nếu giữ được tâm thanh tịnh thì niệm sẽ dễ dàng và an lạc. Phải nhiếp tâm nghe, nhớ và niệm từng câu một,thì mới không bị lạc , như vậy giúp ta cột tâm một chỗ , khi mới cũng khó, thì nhìn theo quý sư, hay bạn đồng tu, nhưng sau dần sẽ quen và tự điều khiển tâm mình được.
Nam Mô A Di Đà Phật
Hướng dẫn lễ Phật theo băng niệm Phật chùa Đức Viên
* Lấy câu <<À Di Đà Phật>> làm câu số 1.
Khi lạy Phật tất cả cùng đứng chắp tay ngang ngực và niệm theo băng, khi nghe tiếng khánh thì lạy xuống, lắng nghe, khi lạy xuống giữ nguyên tư thế lạy đầu mặt sát đất cho tới khi nghe tiếng khánh thì ngẩng đầu, đứng lên và niệm theo băng.
Cứ như thế quỳ lạy và đứng lên theo tiếng khánh, nhưng sau vài lần sẽ không có tiếng khánh mà hành giả phải nhớ khi nào lạy và khi nào đứng lên niệm.
-
À Di Dà Phật ( đứng niệm )
-
A Di Dà Phật ( đứng niệm )
-
A Di Dà Phật ( đứng niệm )
-
A Di Dà Phật ( đứng niệm )
-
A Di Dà Phật ( Niệm và Lạy xuống ) ( Khánh )
-
À Di Dà Phật ( quỳ lạy lắng nghe )
-
A Di Dà Phật ( quỳ lạy lắng nghe)
-
A Di Dà Phật ( quỳ lạy lắng nghe) (Khánh)
-
A Di Dà Phật ( đứng lắng nghe )
-
A Di Dà Phật ( đứng lắng nghe
-
À Di Dà Phật ( đứng niệm )
-
A Di Dà Phật ( đứng niệm )
-
A Di Dà Phật ( đứng niệm )
-
A Di Dà Phật ( đứng niệm )
-
A Di Dà Phật ( Niệm và Lạy xuống ) ( Khánh )
Và tiếp tục Niệm Phật,lạy Phật tới khi có hai tiếng chuông báo thì nhìn theo quý sư tiếp tục khóa lễ .
Hướng dẫn nhiễu Phật theo băng niệm Phật chùa Đức Viên
Khi đi nhiễu Phật, nghe theo băng Niệm Phật của chùa Đức Viên:
Niệm 4 chữ<< A Di Đà Phật>> và niệm 5 câu một lần.
Khi đi nhiễu Phật, Đi theo chiều kim đồng hồ, có nghĩa là tất cả hành giả Niệm Phật đứng hướng về Đức Phật, và đi về phía bên tay trái rồi vòng về phía sau lưng Đức Phật rồi vòng quanh trong chánh Điện. Khi đi, quý Sư Thày hay vị chủ lễ đi trước, rồi tới quý sư già, quý sư cô rồi tới các Thiện nam tử (Ưu bà Tắc) tới Tín Nữ (Ưu Bà Di).
Khi Đi chân trái bước trước: Niệm A Di, chân Phải bước sau: Đà Phật, Khi Đi nhiễu, Niệm theo băng 5 câu, rồi lắng nghe 5 câu, xong niệm tiếp 5 câu, xong lắng nghe 5 câu.
Như vậy sẽ giữ được chánh niệm và không bị mệt,
Nam Mô A Di Đà Phật